6789betting com Bấm để vào nền tảng trang web chính thức

Thông tin ngành đào tạo Cử nhân Văn học

 1.  Giới thiệu chung

Mã ngành: 7229030

- Tên văn bằng tốt nghiệp: Văn học

- Thời gian đào tạo : 4 năm

-  Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

2.  Phương thức tuyển sinh năm 2024

- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Mã 301)

- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào Chứng chỉ chứng nhận năng lực ngoại ngữ quốc tế bậc 3 hoặc tương đương trở lên tính đến thời điểm nộp hồ sơ còn thời gian sử dụng theo quy định (Mã 408)

- Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 bậc THPT (Mã 200)

- Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT

Ghi chú: Mã phương thức xét tuyển và tên phương thức tương ứng:

100

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

200

Xét kết quả học tập THPT (học bạ)

301

Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8)

408

Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

 

 

 

3. Tổ hợp xét tuyển (dự kiến)

- D78: Văn, KHXH, Tiếng Anh

- D14: Văn, Sử, Tiếng Anh

- D01: Văn, Toán, Tiếng Anh

- C00: Văn, Sử, Địa

4. Chỉ tiêu (dự kiến)

Chỉ tiêu tuyển sinh: 50 (30: Xét kết quả tốt nghiệp THPT; 15: Xét kết quả học tập cấp THPT- học bạ; 5: Xét tuyển thăng theo quy định của Quy chế tuyển sinh và xét tuyển dựa vào Chứng chỉ chứng nhận năng lực  ngoại ngữ quốc tế)

 5. Điểm chuẩn năm 2023 (theo thang điểm 30)

Căn cứ Thông báo Về việc công bố điểm trúng tuyển tuyển sinh trình độ đại học hệ chính quy trường Đại học Thủ đô Hà Nội năm 2023 số 1164/TB-ĐHTĐHN/TS23, điểm trúng tuyển ngành Văn học như sau:

 

Mã ngành

Tên ngành

Điểm thi

Xét học bạ

Xét theo chứng chỉ Quốc tế

Điểm trúng tuyển

Thứ tự nguyện vọng

Điểm trúng tuyển

Thứ tự nguyện vọng

7229030

Văn học

24.59

<=2

26.30

<=3

Bậc 3

 6. Sinh viên được đào tạo những gì?

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Cử nhân Văn học được lĩnh hội những kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về khoa học Ngữ văn và các kiến thức liên ngành khoa học Xã hội và Nhân văn. Đặc biệt, trong nội dung đào tạo chuyên sâu, sinh viên sẽ được đào tạo và phát triển kĩ năng phê bình, thuyết trình, thuyết giảng tác phẩm văn chương; vận dụng đúng đắn kiến thức chuyên ngành vào việc nghiên cứu, phân tích, giải thích các quy luật, trường phái, hiện tượng văn học… nội, ngoại sinh.

Từ những kiến thức, kĩ năng được lĩnh hội, sinh viên có thể vận dụng trong nghiên cứu, sáng tạo, tổ chức các hoạt động văn học, báo chí truyền thông, tổ chức các Hội nghị, Hội thảo hay phát triển các chương trình văn hóa xã hội. Đặc biệt, sinh viên có thể tham gia giới thiệu những nền văn học lớn trên thế giới vào Việt Nam và giới thiệu di sản văn học Việt Nam ra nước ngoài; đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào đời sống văn học đương đại (phê bình, thẩm định, sáng tác văn học, tham gia vào hoạt động của các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông; giới thiệu văn học đương đại Việt Nam ra nước ngoài), góp phần xây dựng đời sống văn học lành mạnh, ngày càng phát triển, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thẩm mỹ của người Việt Nam, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước trong bối cảnh đổi mới, hội nhập, toàn cầu hóa.

7. Sinh viên được hỗ trợ những gì?

Khi lựa chọn ngành học, sinh viên sẽ có được môi trường học tập và làm việc cởi mở, định hướng phát triển người học liên tục với cam kết đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra chất lượng. Thời gian học tập lý thuyết và thực hành ứng dụng chuyên ngành được cân đối hợp lý để người học không những có kiến thức nền tảng chắc chắn mà còn có kỹ năng ứng dụng thực tế nghề nghiệp linh hoạt và hiệu quả.

Khi đăng kí ngành Văn học tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, sinh viên còn có cơ hội kết hợp học văn bằng hai (đào tạo song bằng, cấp đồng thời hai bằng đại học) như ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Luật…

Đặc biệt, riêng với ngành Văn học, sau khi tốt nghiệp, nếu sinh viên bổ sung thêm Chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm tương ứng cấp độ sẽ được tham gia giảng dạy tại các trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Những cơ hội này tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của sinh viên sau này.

Ngoài hoạt động học tập, sinh viên được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa do Đoàn – Hội khoa, trường tổ chức. Đoàn - Hội trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện nay đang được đánh giá là một trong những tổ chức Đoàn - Hội mạnh trong khối các trường Đại học – Cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Nhà trường có ký túc xá, căng tin, sân bóng đá – bóng chuyền đáp ứng các hoạt động của sinh viên.

Sinh viên được cấp học bổng khuyến khích học tập hàng năm, sinh viên thuộc diện gia đình chính sách được miễn giảm học phí, được hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội khi nhập học theo quy định hiện hành.

8. Chuẩn đầu ra

-       Chuẩn đầu ra ngoại ngữ: B1 theo khung tham chiếu Châu Âu.

-       Chuẩn đầu ra tin học: Tin học cơ bản

-       Chuẩn đầu ra chuyên ngành: Người học có kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về ngành văn học và ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn học, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghiên cứu văn học;  kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn truyền bá, phổ biến kiến thức văn học; có khả năng tự bồi dưỡng tri thức chuyên ngành và tri thức thực tế xã hội, khả năng tự đổi mới không ngừng, khả năng lập kế hoạch, tiến hành tổ chức, đánh giá các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá-nghệ thuật, xuất bản, báo chí, truyền thông;  có khả năng đối thoại, tuyên truyền, giữ gìn và phát huy các giá trị, di sản văn học, văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

9. Cơ hội nghề nghiệp

  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể công tác tại các vị trí sau:

-       Các cơ quan hành chính, văn phòng nhà nước.

-       Các cơ quan truyền thông, các tạp chí và nhà xuất bản.

-       Cơ quan quản lý văn hóa giáo dục, viện nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực văn hóa giáo dục.

-       Các cơ sở nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn học.

-       Các công ty, nhà sản xuất sản phẩm văn hóa, giáo dục...

  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Cử nhân Văn học có cơ hội phát triển học tập rộng mở.

-       Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học ngành Văn học nếu bổ sung Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm sẽ có thể trở thành giảng viên, giáo viên giảng dạy văn học trong các nhà trường; có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc sau đại học  các chuyên ngành: Văn học dân gian, Lí luận văn học, Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận ngôn ngữ, Phương pháp dạy học văn, Phương pháp dạy học tiếng Việt, Hán Nôm, Văn hoá học, Báo chí – Truyền thông… ở các cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và nước ngoài. 

10.  Liên hệ tư vấn

-       TS. Nguyễn Thị Thu Nga: 0983047264

-       TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền: 0942050113

11. Fanpage của khoa, ngành

-       Link fanpage của Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn: //www.facebook.com/khoakhoahocxahoinhanvanHNMU

12. Một số hình ảnh hoạt động nổi bật của khoa/ngành