6789betting com Bấm để vào nền tảng trang web chính thức

Thông tin về ngành đào tạo Cử nhân Công tác xã hội

1. Giới thiệu chung

Mã ngành: 7760101

-  Tên văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân Công tác xã hội

-  Thời gian đào tạo : 4 năm

-  Hình thức đào tạo: Chính quy tập trung

2. Phương thức tuyển sinh năm 2024 (dự kiến)

- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Mã 301)

- Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào Chứng chỉ chứng nhận năng lực ngoại ngữ quốc tế bậc 3 hoặc tương đương trở lên tính đến thời điểm nộp hồ sơ còn thời gian sử dụng theo quy định (Mã 408)

- Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 bậc THPT (Mã 200)

- Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT

Ghi chú: Mã phương thức xét tuyển và tên phương thức tương ứng:

100

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

200

Xét kết quả học tập THPT (học bạ)

301

Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh (Điều 8)

408

Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

 

 

 

 

 

 

3. Tổ hợp xét tuyển (dự kiến)

- D78: Văn, KHXH, Tiếng Anh

- D14: Văn, Sử, Tiếng Anh

- D01: Văn, Toán, Tiếng Anh

- C00: Văn, Sử, Địa

4. Chỉ tiêu (dự kiến)

Chỉ tiêu tuyển sinh: 50 (30: Xét kết quả tốt nghiệp THPT; 15: Xét kết quả học tập cấp THPT- học bạ; 5: Xét tuyển thăng theo quy định của Quy chế tuyển sinh và xét tuyển dựa vào Chứng chỉ chứng nhận năng lực  ngoại ngữ quốc tế)

5. Điểm chuẩn năm 2023 (theo thang điểm 30)

ü  Điểm chuẩn theo phương thức điểm thi Tốt nghiệp THPT: 22  

ü  Điểm chuẩn theo phương thức xét điểm học bạ: 23.84

ü  Theo Chứng chỉ quốc tế: Bậc 3

6. Sinh viên được đào tạo những gì?

Chương trình đào tạo tổng số 130 tín chỉ (32 tín chỉ chung, 81 tín chỉ khối kiến thức chuyên nghiệp, 9 tín chỉ thực tập, 8 tín chỉ Khoá luận tốt nghiệp (hoặc học phần thay thế).

- Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội có kiến thức về các vấn đề xã hội; Có năng lực phát hiện và can thiệp, giải quyết các vấn đề xã hội ở cấp độ cá nhân, nhóm, cộng đồng và toàn xã hội góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền con người, công bằng, tiến bộ và an sinh xã hội; Có năng lực và phẩm chất công dân toàn cầu, công dân Việt Nam, công dân Thủ đô đáp ứng theo yêu cầu định hướng ứng dụng nghề nghiệp.

- Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đào tạo ngành Công tác xã hội theo định hướng ứng dụng, tăng cường năng lực thực hành của bản thân người học và phát triển để thích ứng với các nhóm thân chủ. Sinh viên khi theo học ngành này được đào tạo để sử dụng thành thạo các kỹ năng tham vấn cá nhân, nhóm; Các kỹ năng giao tiếp với thân chủ; Các kỹ năng can thiệp, giải quyết vấn đề; Kỹ năng tổ chức và truyền thông trong nhóm, cộng đồng. 

7. Sinh viên được hỗ trợ những gì?

Học Công tác xã hội ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là trải nghiệm một tiến trình thay đổi bản thân theo quá trình đào tạo, kết hợp lý thuyết trên lớp và thực hành tại các cơ sở xã hội:

- Cơ hội việc làm và phát triển chuyên môn tốt sau khi ra trường.

- Có cơ hội được học thêm ngành thứ hai (Đào tạo song bằng, cấp đồng thời 2 bằng đại học) như ngành Ngôn ngữ Anh hay Ngôn ngữ Trung Quốc, Luật, Kinh tế, Sư phạm Tiểu học, Giáo dục đặc biệt...

           - Chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, phù hợp với thực tế xã hội. Với trên 40% thời lượng sinh viên được thực hành và thực tập nghề nghiệp tại các cơ sở xã hội, trường học, bệnh viện...tạo thuận lợi cho các em sinh viên phát triển năng lực nghề nghiệp.

           - Có cơ hội được tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, dự án sáng tạo khởi nghiệp do Đoàn – Hội khoa, trường tổ chức.

           - Sinh viên được cấp học bổng khuyến khích học tập hàng năm, sinh viên thuộc diện gia đình chính sách được miễn giảm học phí theo quy định hiện hành.

8. Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn và nhận học bổng thạc sĩ, tiến sĩ tại các quốc gia lớn như Mỹ, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore.... Việc làm của cử nhân ngành học Công tác xã hội rộng mở, cụ thể:

           - Nhân viên công tác xã hội tại các bệnh viện, trung tâm khám chữa bệnh từ tuyến Trung ương tới địa phương.

- Nhân viên công tác xã hội trong trường học; giáo dục kĩ năng sống tại các trung tâm giáo dục; cung cấp dịch vụ Công tác xã hội ở các văn phòng tham vấn, trung tâm tư vấn trị liệu, trung tâm dạy trẻ khuyết tật, trung tâm phát triển cộng đồng, các mái ấm, nhà mở...trên toàn quốc.

           - Giảng dạy, nghiên cứu ở các Viện nghiên cứu về xã hội, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề có đào tạo ngành Công tác xã hội.

- Cán bộ chuyên trách công tác xã hội tại các cơ quan quản lí Nhà nước (Bộ/Sở/Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND xã/phường), các tổ chức chính trị - xã hội , trung tâm Bảo trợ xã hội.

-   Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm, dự án phát triển xã hội trong và ngoài nước.

-  Làm việc ở những doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài với vị trí là người hỗ trợ, tham mưu cho tổ chức, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

9. Liên hệ tư vấn

ThS. Vũ Thị Thanh Nga (Điện thoại: 0356 112 113)    

           TS. Phạm Thị Huyền Trang (Điện thoại: 093 922 93 88)

           ThS. Định Thị Kiều Oanh (Điện thoại: 032 73 02 496)

           ThS. Nguyễn Thị Hà (Điện thoại: 091 856 87 89)

10. Fanpage của khoa, ngành

- Fanpage khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn:

- Fanpage ngành Công tác xã hội:

//www.facebook.com/profile.php?id=100066781872459&mibextid=LQQJ4d

11. Một số hình ảnh hoạt động nổi bật của khoa/ngành

Hội thảo thẩm định Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội năm 2022

 

Lễ bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp sinh viên ngành Công tác xã hội khóa 2018-2022

 

Sinh viên ngành Công tác xã hội thực tập tại bệnh viện Việt Đức

 

Sinh viên ngành Công tác xã hội thực tập tại phòng Tham vấn học đường

trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

 

Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học hàng năm

 

Sinh viên ngành Công tác xã hội tham gia Chung kết hoạt động Sáng tạo khởi nghiệp

 

Các hoạt động ngoại khóa của sinh viên ngành Công tác xã hội